Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu học SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tài liệu học SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài 10: Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa từ A đến Z

Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z dành cho Newbiew, những người bắt đầu trong quá trình tìm hiểu về SEO, làm SEO.

Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
Đối với những bạn Newbie, những bạn đang trong quá tìm hiểu về SEO sẽ có những thắc mắc, những câu hỏi như:
  • Làm sao để nghiên cứu từ khóa hiệu quả?
  • Quy trình nghiên cứu từ khóa từ A  đến Z
  • Nghiên cứu từ khóa cho người mới bắt đầu
  • Cách nghiên cứu từ khóa chi tiết
  • Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Vậy để giải quyết được bài toán "Nghiên cứu từ khóa hiệu quả trong SEO" mời bạn đọc hãy theo dõi bài Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z do mình đã tham khảo, tổng hợp kiến thức trên Internet và viết lại theo cách thức, cũng như ý hiểu của mình để dành cho những bạn chưa biết gì về SEO hay đang trong quá trình tìm hiểu về SEO để có cái nhìn tổng quan nhất. Hy vọng, các bạn sẽ đóng góp ý kiến để bài viết về quy trình nghiên cứu từ khóa thêm hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.

Quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z

Đối với bất kỳ dự án làm SEO nào dù lớn hay nhỏ, dù chỉ 1 mảng hay 1 chuyên mục thì việc nghiên cứu từ khóa sẽ quyết định 70% dự án làm SEO hiệu quả. Nếu bạn không nghiên cứu từ khóa chi tiết trong 1 chiến dịch làm SEO của mình thì khả năng dự án đó sẽ thất bại rất cao. Bởi từ khóa chính là cụm từ để đưa khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng đến với bạn. Vì vậy, Quy trình nghiên cứu từ khóa trong SEO là điều vô cùng quan trọng của 1 dự án SEO. Vậy nghiên cứu từ khóa hiệu quả gồm mấy bước? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây!

Bước 1: Nghiên cứu thị trường từ khóa trong Marketing

Nghiên cứu thị trường từ khóa trong Marketing
Nghiên cứu thị trường từ khóa trong Marketing
Đây là bước khởi đầu và cũng là bước quan trong nhất trong chiến dịch làm SEO của bạn. Khoan đã sử dụng công cụ từ khóa để phân tích mà bạn cần hiểu thị trường của bạn là gì? Hành vi của khách hàng như thế nào? Đây là bước khảo sát và giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm SEO của mình.
  • Hành vi của khách hàng trên internet
  • Nhu cầu của khách hàng thể hiện trên internet
  • Thị trường khách hàng hoạt động
  • Phân loại khách hàng
Để dễ dàng hơn bạn luôn cần phải đặt ra những câu hỏi:
  • Khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu? Vì sao họ xuất hiện ở đó và tần suất như thế nào?
  • Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của bạn là cao, trung bình hay thấp? Trong khoảng thời gian bao lâu và làm sao để đo đếm số lượng đó?
  • Xu hướng tăng giảm của nhu cầu tương ứng với các mốc thời gian như thế nào?
  • Khách hàng của bạn có đa dạng không, có phân cấp không và phân cấp ra sao?
  • Điều gì khiến khách hàng quan tâm dẫn đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Như vậy, với bước nghiên cứu thị trường trong SEO sẽ giúp bạn hiểu được hành vi khách hàng là gì từ đó sẽ giúp bạn phân tích được từ khóa dễ dàng nhất.

Bước 2: Nghiên cứu hành vi khách hàng

Khi nghiên cứu thị trường xong rồi, tiếp theo bạn phải nghiên cứu hành vi khách hàng tìm kiếm là gì? Họ tìm kiếm sản phẩm của mình như thế nào? Muốn hiểu rõ bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.

Bước 3: Nghiên cứu xu hướng

Xu hướng người dùng tìm kiếm là rất quan trọng trong quy trình nghiên cứu từ khóa. Bởi mỗi thời điểm khác nhau thì xu hướng người dùng thay đổi là tất yếu. Vì thế bạn luôn luôn phải nắm bắt xu hướng trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh có gì mới? Để cập nhật và mang đến thông tin hữu ích cho người dùng. Như vậy, người làm SEO đòi hỏi phải có sự linh động, uyển chuyển theo xu thế để có những bước đột phá, cạnh tranh trong thời buổi công nghệ số hiện nay.

Bước 4: Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

Đây là bước vô cùng quan trọng giúp bạn lên được bộ từ khóa cho dự án SEO của chính mình. Vì vậy, bước này bạn cần phải sử dụng những công cụ phân tích từ khóa để hỗ trợ tìm kiếm từ khóa mà người dùng hay search. Có được bộ từ khóa tổng thể bạn sẽ có thể xây dựng được kế hoạch SEO, lên định hướng content và triển khai dự án sau khi hoàn thành việc phân tích từ khóa.
Vậy để lên được bộ từ khóa hoàn chỉnh bạn cần phải:
Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa
Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa
  • Xác định rõ mình đang bán sản phẩm gì trên website.
  • Khách hàng của bạn là ai? Họ đang ở đâu? ----> Định hướng SEO Local
  • Liệt kê những từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng có thể dùng để tìm kiếm. Các từ khóa cần chọn phải thích hợp và sát nghĩa với người dùng
  • Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm các từ khóa trong 30 ngày gần đây nhất
  • Xác định xu hướng tìm kiếm từ khóa, xem lượng tìm kiếm tăng hay giảm trong 12 tháng qua và mức độ quan tâm của từng thành phố
  • Đánh giá mức độ từ khóa
  • Lựa chọn từ khóa phù hợp
Giờ thì mình sẽ đi sâu vào quá trình phân tích từ khóa để các bạn có thể hình dung cụ thể quy trình phân tích từ khóa cho dự án làm SEO của mình nhé.

a. Hỏi ý kiến người thân

Việc đầu tiên trong phân tích từ khóa để xây dựng được bộ từ khóa cho chính mình bạn nên hỏi ý kiến người thân, khách hàng, những ai đang sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty mình. Họ đã dùng những keyword nào để tìm đến bạn. Đây là những keyword sát nhất giúp sản phẩm của bạn đến gần khách hàng hơn. Có thể nói keyword từ người thân, bạn bè, khách hàng là những key nhắm đúng mục tiêu, thị hiếu và sẽ là xu hướng tìm kiếm tốt nhất. Nên bạn không nên bỏ qua bước này nhé.

b. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa

Sau khi hỏi ý kiến người thân, để tránh thiếu sót những từ khóa quan trọng, chủ chốt bạn cần phải sử dụng công cụ phân tích từ khóa như: keywordtool.io, Google Suggest, Google Planner
Trong bài viết này mình không thể chia sẻ toàn bộ kiến thức cũng như trình tự về quá trình phân tích từ khóa chi tiết. Mình sẽ viết 1 bài về phần tích từ khóa cụ thể nhất để các bạn dễ dàng hình dung và thực hành theo nhé. Giờ chúng ta cùng nghiên cứu về cách sử dụng công cụ phân tích từ khóa ngay sau đây:

  • Công cụ Keywordtool.io
Đầu tiên bạn cần phải lựa chọn từ khóa chính của lĩnh vực mà mình đang làm. Mình lấy ví dụ bạn đang SEO lĩnh vực Cân Điện Tử thì từ khóa chính nhất là từ: Cân Điện Tử. Từ đây bạn phải nghiên cứu về từ khóa, và các tiền tố - hậu tố từ khóa. Các bạn phải phân tích rất kỹ lưỡng về lĩnh vực này, sử dụng công cụ Keywordtool.io để lọc ra tiền tố và hậu tố.
Lưu ý: Đây chỉ là demo nên mình chưa làm đủ chi tiết nhé!

Phân tích từ khóa bằng công cụ Keywordtool.io
Phân tích từ khóa bằng công cụ Keywordtool.io
Bạn có thể mua tài khoản trả phí để có thể biết lượt tìm kiếm trong những tháng gần đây là bao nhiêu.

  • Công cụ Google Suggest
Với công cụ này bạn cũng nhập từ khóa Cân Điện Tử vào ô tìm kiếm nó sẽ gợi ý giúp bạn đưa ra 1 loạt ý tưởng từ khóa và bạn hãy thu thập từ khóa bổ sung vào trong file excel của mình đang làm:


  • Sử dụng công cụ Keyword Planner
Để sử dụng công cụ Keyword Planner bắt buộc bạn phải có login vào tại khoản Adword của nó. Việc này vô cùng đơn giản nếu bạn đã sở hữu tài khoản Gmail.


Lựa chọn quốc gia, múi giờ, đơn vị tiền tệ của bạn sau đó bấm nút "Tiếp tục"


Tài khoản tạo thành công. Click đăng nhập vào tài khoản Adwords



Khi đó màn hình Adwords hiện ra bạn Click chuột vào công cụ phân tích để phân tích từ khóa


Sau đó bạn hãy click chuột vào dòng chữ "Nhận lưu lượng tìm kiếm cho danh sách từ khóa hoặc nhóm chúng thành nhóm quảng cáo"
Tiếp theo bạn copy những từ khóa cần làm paste vào khung sau để lấy lượt tìm kiếm:


Một lưu ý nhỏ cho các bạn muốn Google Keyword Planner trả về kết quả chính xác từng quốc gia
cũng như ngôn ngữ tìm kiếm thì bạn nên lưu ý đến ô ”
Nhắm mục tiêu”. Tại đây bạn sẽ lựa chọn
ngôn ngữ của quốc gia muốn tìm kiếm.

Google Keyword Planner sẽ hiện ra cho ta 2 thanh tab. Đó là “Ý tưởng nhóm quảng cáo
và “Ý tưởng từ khóa” với các từ khóa kèm theo thống kê chi tiết về lưu lượng tìm kiếm hàng tháng.


Click vào biểu tượng nhỏ ở sau ô từ khóa để xem thống kế số lần tìm kiếm trong 12 tháng.



Căn cứ vào số lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng + biều đồ thống kế số lần tìm kiếm trong 12 tháng (xu hướng tìm kiếm từ khóa) để chọn ra bộ từ khóa phù hợp.
Sau khi sử dụng 3 công cụ phân tích từ khóa trên. Bạn đã có 1 số lượng từ khóa trong file excel. Lúc đó bạn sẽ lọc từng từ khóa phân theo nhóm cụ thể rồi đó lên menu cho website chính và làm bản kế hoạch SEO cho chính mình.
Như vậy, với bài Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z mà mình đã viết ở trên, hy vọng các bạn sẽ có những hình dung cụ thể để áp dụng vào chiến dịch SEO dự án cho riêng mình. Còn về phân tích từ khóa cụ thể như thế nào? Phân loại ra sao mình sẽ viết ở bài sau nên các bạn nhớ theo dõi đừng bỏ lỡ bài viết quan trọng này nhé.
Chắc chắn, trong quá trình biên tập lại không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm mong các bạn đọc và góp ý để bài viết thêm hoàn thiện hơn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z


>> Xem Giáo trình tự học SEO cơ bản toàn tập trực tuyến của Google <<


Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 9: Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO
Bài 11Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 8: Hành vi khách hàng khi tìm kiếm
» Bài 10: Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
» Bài 11: Công thức lựa chọn từ khóa đơn giản hiệu quả
» Bài 12: Cách bước đánh giá độ khó của từ khóa để làm SEO
» Bài 13: Tìm hiểu về 3 loại từ khóa trong 1 chiến dịch SEO
» Bài 14: Cách chọn lọc và tối ưu bộ từ khóa với cộng cụ SEO
» Bài 15: Hướng dẫn kỹ thuật ghép từ khóa, lồng từ khóa
» Bài 16: Hướng dẫn sử dụng công cụ check thứ hạng từ khóa

cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 8: Hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì?

Trước khi triển khai bất kỳ dự án làm SEO dù lớn hay nhỏ điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải biết hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì?

Bài 8: Hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì?
Như chúng ta đã biết tìm kiếm và chia sẻ là 2 hành vi phổ biến nhất của người dùng Internet. Đặc biệt một con số khá ấn tượng đó là hơn 90% người dùng hiện nay đều sử dụng Internet là công cụ tìm kiếm. Vì thế, hiện nay người dùng đều sử dụng công cụ này để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình thông qua Internet.
Khi bạn quyết định tiếp thị, quảng cáo trên Internet, bạn phải xác định khách hàng của bạn đang tìm kiếm chủ yếu trên công cụ Google và phần lớn họ sẽ lựa chọn mua hàng trên những website xuất hiện trên trang 1 của Google trong bảng kết quả tìm kiếm. Việc xuất hiện kết quả trên trang 1 Google là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi vì bạn sẽ có được những khách hàng đầy tiềm năng khi họ đang có ý định mua hàng.
Hiện nay, có 2 cách cơ bản và thông dụng để đẩy website của bạn xuất hiện trên trang 1 Google: SEO và PPC (quảng cáo Google Adwords). Trong đó, hình thức trả tiền cho Google (PCC - Pay Per Click) là biện pháp nhanh nhất để đấy website lên trang 1 Google. Còn làm SEO bạn phải mất thời gian lâu nhưng từ khóa lên TOP rất bền vững.

1. Khách hàng sử dụng Internet để làm gì?


2. Khuynh hướng sử dụng phương tiện truyền thông

3. Thống kê tìm kiếm trên di động

Tìm kiếm di động là một phần quan trọng không thể tránh khỏi của tiếp thị kỹ thuật số như nếu thương hiệu không thích ứng với hành vi của người tiêu dùng thì họ có nguy cơ bị bỏ rơi nếu đối thủ cạnh tranh phản ứng nhanh hơn. Google đã dự đoán rằng tìm kiếm di động sẽ vượt qua máy tính để bàn trong 1 vài năm tới. Vì vậy, các doanh nghiệp nên thực sự có 1 chiến lược tìm kiếm di động ngay lúc này.
Một nghiên cứu của ComScore cho thấy tổng số tìm kiếm của người dùng Mỹ sử dụng điện thoại di động đã tăng 26% từ tháng 3 năm 2012, từ 90,1tr đến 113,1 triệu tìm kiếm.

  • Tìm kiếm trên máy tính bảng đã tăng 19% từ tháng 4 2012 và tháng 12 2012
  • Tìm kiếm máy tính để bàn giảm 6% trong giai đoạn tháng 11 năm 2011 và tháng 11 năm 2012
  • Công ty phân tích BIA/Kelsey đã dự đoán rằng các truy vấn tìm kiếm di động sẽ vượt qua truy vấn máy tính 2015

4. Thống kê tìm kiếm theo địa phương

5. Thống kê truy cập từ Google


Như vậy, khi làm seo cho bất kỳ dự án nào bạn cần phải hiểu hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì để từ đó lên phương án và triển khai kế hoạch làm SEO 1 cách tốt nhất.



Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 7: Hướng dẫn cách tạo Blogger chuẩn SEO  
Bài 9Từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 9: Từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa trong SEO
» Bài 10: Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO
» Bài 11: Phân tích từ khóa với công cụ KeywordPlaner
» Bài 10: Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 4: Các thuật toán thông dụng của Google trong SEO

Bài viết này mình sẽ gửi tới bạn đọc các thuật toán thường gặp và hình phạt của Google trong SEO mà SEOer cần phải biết để tránh và khắc phục trong quá trình làm SEO của mình.

Bài 4: Các thuật toán thông dụng của Google trong SEO
Bài 4: Các thuật toán thông dụng của Google trong SEO

4 thuật toán thông dụng và hình phạt của Google trong SEO mà các SEOer cần phải lưu ý:

  1. Thuật toán Google Panda

    Google Panda là tên của một thuật toán Google, để thay đổi kết quả tìm kiếm các Website trên trang công cụ tìm kiếm. Những trang web có chất lượng thấp sẽ bị giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm và ngược lại những trang web có chất lượng cao sẽ được đẩy lên trên cao kết quả tìm kiếm.

    Các thuật toán và hình phạt của Google trong SEO

  2. Thuật toán Google Penguin

    Google Penguin hay còn gọi là thuật toán chim cánh cụt. Đây là thuật toán đánh vào các website sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen như cố tình nhồi nhét từ khóa, nhồi nhét backlink, backlink ẩn, mua bán backlink hay trao đổi liên kết, sử dụng nội dung trùng lặp...nhằm tạo ra kết quả không tự nhiên.

  3. Thuật toán Google Penalty

    Khi website của bạn giảm mạnh Traffic chỉ sau một ngày, giảm số Index trên website, tốc độ crawl nội dung của website bị giảm đi, Page Rank website giảm nghĩa là website của bạn dính thuật toán Google Penalty.

  4. Thuật toán Google Sandbox

    Sandbox là một cơ chế của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những site mới, những site không được tin tưởng. Hay nói đúng hơn nó là một bộ lọc của Google ra đời để ngăn chặn những website phát triển không tự nhiên, loại bớt kết quả spam và loại bớt kết quả thiếu sự tin tưởng.

Như vậy, bài viết này mình đã giới thiệu cho các bạn 4 khái niệm cơ bản của thuật toán Google rất quan trọng mà các bạn làm SEO cần phải lưu ý. Để làm SEO tốt các bạn cần phải hiểu rõ khái niệm cũng như dấu hiệu nhận biết để phòng tránh nó một cách an toàn nhất.




Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho các SEOer
Bài 5: Giới thiệu các công cụ phân tích từ khóa »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer

Chia sẻ tới các bạn đọc 5 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer rất hay sử dụng khi triển khai dự án làm SEO. Hãy tìm hiểu 6 công cụ SEO dưới đây là gì nhé!

Để có thể hỗ trợ SEO website tốt đối với các SEOer ngoài việc có kiến thức về SEO thì các SEOer cần phải biết sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO khi phát triển và làm dự án SEO cho mình. Bài viết này mình sẽ chia sẻ 5 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer nhưng cực kỳ hữu ích.

Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
  1. Addon SEOquake

    SeoQuake là một add-ons của Filefox hoặc là Extension của Chrome. Đây là một công cụ làm SEO mà bất cứ Seoer hoặc Webmaster nào cũng cần phải sử dụng để phân tích site của mình. Không giống các công cụ khác như Google Webmaster Tools hay Google Analytics SEOquake sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ số và đánh giá của Google trên site của mình.
  2. Addon Web Developer

    Đây là công cụ rất hay được các Seoer và các webmaster hay dùng để chỉnh sửa và xây dựng website trực tuyến. Web Developer Tools cũng là một công cụ hỗ trợ  đắc lực để kiểm tra các thông số Onpage của website như tốc độ load trang, thẻ meta, Google Analytics.
  3. Addon SEO Doctor

    SEO Doctor là công cụ dùng để nhận biết và đánh giá mức độ chuẩn SEO của 1 website, dựa trên các tiêu chuẩn mà Google đưa ra.
  4. Addon Mozbar

    Moz bar là một tiện ích được khá nhiều SEOer sử dụng để phân tích website. Dựa vào công cụ này, bạn có thể chuẩn đoán chính xác sức mạnh của 1 site, webpage thông qua các chỉ số cơ bản như PA, DA, MozRank hay Social.
  5. Addon Pranks

    Pagerank chính là một hệ thống đếm những tín nhiệm về các link liên kết của Google và quyết định xem trang nào là có nền tảng tốt nhất dựa trên những tín nhiệm đó
  6. Addon Alexa

    Alexa Traffic rank là công cụ SEO hữu ích giúp các SEOer kiểm tra thứ hạng website bao gồm thứ hạng thế giới và thứ hạng theo quốc gia. Ngoài ra công cụ này còn có tác dụng kiểm tra tốc độ website, link root domain. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố chính là người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach).
Trên đây là 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer mà mình muốn chia sẻ đến bạn đọc đang có xu hướng làm SEO và tìm hiểu về SEO. Hy vọng, 6 công cụ SEO miễn phí trên sẽ giúp các bạn phân tích, đo lường số lượng thống kê trong quá trình làm SEO của mình.



Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản
Bài 4: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 1: SEO là gì? Tại sao phải tối ưu công cụ tìm kiếm 
» Bài 2: Các thuật ngữ thông dụng nhất trong SEO 
» Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I 
» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II 
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần III 
» Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
» Bài 4: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO 
» Bài 5: Giới thiệu các công cụ phân tích từ khóa


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 6: 9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com

Hướng dẫn cách tạo Blog cá nhân bằng WordPress.com qua 9 bước cơ bản và cách cấu hình cho Blog chuẩn SEO ngay sau khi bạn đăng ký tài khoản xong.

9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com
9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com
Hiên nay, WordPress.com được rất nhiều các SEOer hay sử dụng để làm các trang web vệ tinh với mục đích hỗ trợ tốt cho việc làm SEO và SEO lên TOP nhanh. Vì vậy, để tạo được những trang các nhân Blog cho riêng mình hay tạo những site vệ tinh chuyên nghiệp các bạn cần phải biết cách tạo Blog và cách cấu hình WordPress chuẩn SEO ngay sau khi đăng ký tài khoản xong. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách tạo Blog bằng WordPress chuyên nghiệp qua 9 bước cơ bản. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tạo 1 trang Blog bằng Word press.com chuyên nghiệp và phục vụ tốt khi triển khai dự án SEO cho mình.

Bước 1: Trước tiên để tạo ra 1 trang Blog trên Wordpress bạn cần đăng ký tài khoản Blog cá nhân bằng cách vào đường dẫn WordPress.com. Sau đó bạn kéo xuống tận cùng của trang lựa chọn ngôn ngữ -> Chuyển sang Tiếng anh ta được hình như sau:


Bước 2: Bạn click chuột vào Create Website hoặc Create Blog để bắt đầu tạo trang Blog cho mình như hình minh họa sau:


Bước 3: Lựa chọn giao diện bất kỳ để tạo tên miền cho Blog WordPress.com -> tạo tên miền -> chọn tên miền Free như hình sau:


Bước 4: Sau đó bạn lựa chọn vào bản Free như hình sau:


Bước 5: Tiếp đến nó hiện lên một khung điền địa chỉ email để bạn bắt đầu tạo một tài khoản trên WordPress.com như hình sau:



Bước 6: Bạn Click vào Customize Your Site như hình sau:


Kết quả ta sẽ có giao diện Blog như sau:


Kết quả giao diện Blog “Thiết kế trang web bán hàng”

Bước 7: Bạn tắt nút Close ở góc trên cùng bên trái sẽ xuất hiện một giao diện khác.
Kéo chuột xuống dưới Lựa chọn Setting (bên tay trái) -> Chuyển sang font chữ Tiếng Việt -> Save Setting ta được như hình sau:


Bước 8: Tiếp theo để vào được web admin bạn vào đường dẫn như sau:

Chọn Setting -> Để chuyển ngôn ngữ sang tiếng Việt -> Chọn Modify the interface language như hình sau:



Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt và Save lại ta được giao diện Tiếng Việt như sau:



Bước 9: Cài đặt giao diện -> Chọn giao diện -> Chọn giao diện đã cài -> Tìm giao diện Crafty ta sẽ được như hình sau:



Kết luận: Như vậy mình đã hướng dẫn cho các bạn 9 bước tạo trang Blog cá nhân bằng WordPress.com. Hy vọng qua bài viết này, các bạn biết cách tạo cho mình một trang blog cá nhân chuẩn SEO như bài học này. Chúc các bạn thành công!




Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 5: Giới thiệu công cụ phân tích từ khóa
Bài 7Các bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Blogger.com »

Series các bài viết "HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CHO BLOG VỆ TINH"

» Bài 6: 9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Wordpress.com
» Bài 7: Các bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Blogger.com


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối

15 thuật ngữ SEO Offpage cơ bản và thông dụng nhất dành cho các bạn đã và đang bắt đầu học làm SEO nắm vững khái niệm và kiến thức căn bản của thuật ngữ SEO.


Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối
Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn các thuật ngữ SEO còn lại trong bài cuối cùng của thuật ngữ  SEO Offpage. Đây  là bài học thuật ngữ SEO cũng khá quan trọng mà các bạn cần phải hiểu rõ về nó. Những thuật ngữ này cũng khá đơn giản và không quá khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu và đọc kỹ về chúng. Nắm chắc được các thuật ngữ cơ bản trong SEO nghĩa là bạn đang tích lũy vốn kiến thức về SEO đồng thời bạn đã bắt đầu khởi xướng thành công của quá trình học làm SEO cơ bản nhất. Giờ hãy tìm hiểu xem trong SEO Offpage gồm những thuật ngữ gì? Và cách sử dụng chúng như thế nào tốt nhất cho việc làm SEO.
  1. Thuật ngữ ANCHOR TEXT

    Anchor text có tên gọi khác là link label, link text, link title. Đây là những kí tự có thể nhìn thấy và những từ này là siêu liên kết (hyperlink) thể hiện khi liên kết tới các văn bản khác hoặc các vị trí khác nhau trên website.  Hay nói cách khác, Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link và được mọi người sử dụng để link tới site của bạn. Hoặc hiểu đơn giản, anchor text chính là đoạn text link cụ thể mà người dùng nhấp vào. Anchor Text còn có tác dụng thông báo cho bọ tìm kiếm biết nội dung của địa chỉ được liên kết là gì, vì thế khi đi Backlink ta cần chèn từ khóa vào Anchor Text và nên đa dạng từ khóa.
  2. Thuật ngữ BACKLINK

    Backlink chính là những liên kết từ các trang web khác trỏ về trang web của bạn hay còn gọi là Inbound Link
  3. Thuật ngữ DISAVOW LINK

    Disavow Link là một trong những công cụ của Google Webmaster Tool nó có tác dụng chối bỏ các liên kết xấu trỏ tới trang web của bạn. Nếu bạn phát hiện ra những liên kết xấu do đối thủ chơi xấu hay các liên kết không tốt từ những trang chất lượng kém, không uy tín hoặc không liên quan đến chủ đề mà bạn muốn loại bỏ những liên kết xấu đi hãy dùng Disavow Link.
  4. Thuật ngữ DOFOLLOW

    Dofollow là một dạng liên kết được tính bằng Backlink đến website của bạn. Đây là một yếu tố để tăng PageRank cho website. Nếu website của bạn có nhiều link Dofollow chất lượng thì rất tốt cho SEO vì website được thụ hưởng sức mạnh của các site khác. Tuy nhiên, tỷ lệ Dofollow quá nhiều cũng không tốt cho SEO vì Google sẽ nghi ngờ những liên kết của bạn không tự nhiên.
  5. Thuật ngữ INBOUND LINK

    Inbound link chính là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Back Link. Nếu bạn có nhiều Inbound link trỏ về thì chắc chắn thứ hạng website của bạn trên Google sẽ được cải thiện.
  6. Thuật ngữ LINK BUILDING

    Link Building chính là quá trình xây dựng liên kết cho website của bạn, quá trình này nhằm thu hút người đọc, khách hàng truy cập vào website bằng chính những liên kết từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một quá trình quan trọng của SEO Offpage.
  7. Thuật ngữ LINK EQUITY

    Link equity hay còn gọi là mạng lưới liên kết. Nó chính là thước đo giá trị website của công cụ tìm kiếm dựa trên chất lượng và số lượng backlink dẫn đến trang web của bạn. Nếu website của bạn được nhiều website uy tín, chất lượng liên kết đến  thì Link Equity web sẽ cao và ngược lại.
  8. Thuật ngữ LINK FARM

    Link Farm là thuật ngữ dùng để chỉ một website chứa rất nhiều các liên kết dẫn đến các website khác. Các liên kết này chủ yếu là những liên kết kém chất lượng và không có giá trị cho SEO.
  9. Thuật ngữ LINK JUICE

    Link Juice là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến thứ hạng giữa các website. Google cho rằng Link juice là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của từng website.
  10. Thuật ngữ LINK ROT

    Link rot là thuật ngữ chỉ sự tăng dần theo thời gian số lượng các liên kết bị hỏng trong mạng lưới hoặc trong từng trang web riêng lẻ. Link Rot rất không tốt cho website nói chung và SEO nói riêng. Vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống liên kết nội bộ và liên kết ngoài của website để hạn chế tối đa Link Rot.
  11. Thuật ngữ LINK VALIDATOR

    Link Validator dùng để chỉ những phần mềm phân tích, kiểm tra tình trạng hoạt động của các liên kết trong một website. Khi làm SEO nếu website có nhiều liên kết hỏng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của website.
  12. Thuật ngữ LINKABILITY

    Linkability là một thuật ngữ chỉ khả năng tiếp nhận các backlink của một trang web
  13. Thuật ngữ LINKBAIT

    Linkbait là một kỹ thuật tạo Backlinks thông qua việc sáng tạo nội dung nhằm để thu hút lưu lượng truy cập và tạo Backlinks về cho trang web của bạn.
  14. Thuật ngữ NOFOLLOW LINK

    Nofollow là dạng liên kết không được tính Backlinks đến website của bạn và cũng không làm tăng Pagerank cho website. Nó trái ngược với Dofollow. Nhưng nếu Nofollow link chất lượng cũng rất tốt cho việc làm SEO.
  15. Thuật ngữ PERMALINK

    Permalink là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website nào đó.
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được những khái niệm cơ bản cũng như những thuật ngữ SEO Offpage thông dụng nhất trong quá trình làm SEO. Đây sẽ là những kiến thức cơ bản giúp bạn có thêm kiến thức, hỗ trợ khi tìm hiểu về SEO.


Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối



Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản
Bài 3Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
» Bài 3: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO
» Bài 4: Giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong SEO
» Bài 5: Tìm hiểu cơ chế xếp hạng trang web trên Google
» Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II

19 thuật ngữ cơ bản thông dụng nhất trong SEO Onpage sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa căn bản của từng thuật ngữ khi bắt đầu làm SEO Onpage.


Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II

Nếu như ở bài trước, mình đã Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản thì sang tiếp bài hôm nay, mình sẽ mang đến cho các bạn thêm 19 thuật ngữ nữa để bổ sung vào kho kiến thức các thuật ngữ thông dụng nhất trong SEO mà các bạn đang bắt đầu tìm hiểu. Đây chính là nhóm thuật ngữ SEO Onpage mà mình đã chọn lọc và tìm hiểu để mang đến cho bạn đọc những khái niệm, những thuật ngữ cơ bản, thông dụng nhất mà đối với người bắt đầu học làm SEO Onpage. Cùng tìm hiểu xem các thuật ngữ SEO Onpage gồm những gì và cần lưu ý những gì?
  1. Thuật ngữ 301 REDIRECT 

    301 Redirect là một trong những phương pháp chuyển tiếp thông báo với các trình duyệt và công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoặc đã chuyển đến một URL mới. Đồng thời khi người truy cập vào địa chỉ website cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang một địa chỉ URL mới. Đây chính là phương pháp xử lý lỗi trùng lặp nội dung mà các SEOer cần phải nắm rõ.
  2. Thuật ngữ 404 ERROR

    04 Error là thuật ngữ dùng để thông báo lỗi gửi đi bởi web sever khi người dùng truy cập vào một tập tin hoặc một địa chỉ bất kỳ nào đó mà không thấy thì lỗi 404 Error xuất hiện.
  3. Thuật ngữ AJAX

    Ajax là viết tắt của từ Asynchronous JavaScript and XML, đây là một kỹ thuật lập trình cho phép các ứng dụng web tương tác với người dùng và thực hiện các thay đổi đối với một trang web bất kỳ mà không cần tải lại trang. Với Ajax, người dùng sẽ cảm nhận được rằng họ đang truy cập nhiều trang khác nhau nhưng URL của trang vẫn như cũ.
  4. Thuật ngữ CANONICAL URL

    Canonical URL là địa chỉ URL mà các Webmaster muốn thông báo đến cho Google biết rằng đây chính là trang web chính thức và duy nhất vì có nhiều trang sẽ có nội dung giống nhau. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng trong việc xử lý trùng lặp các nội dung trên website.
  5. Thuật ngữ CATEGORY

    Category chính là một chuyên mục, danh mục hay thể loại của một website. Category cũng giống như một thẻ Tags.
  6. Thuật ngữ DUPLICATE CONTENT

    Duplicate Content dịch sang Tiếng Việt nghĩa là trùng lặp nội dung (cùng một chủ đề, cùng một nội dung được lặp đi lặp lại nhiều trang web khác nhau). Sự trùng lặp nội dung của một website sẽ làm cho Google không thích vì Google sẽ đánh giá website đó chuyên đi copy nội dung của website khác.
  7. Thuật ngữ HEADER

    Header chính là phần trên cùng của website xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Thẻ header thường bao gồm các thành phần như: logo, slogan, thanh menu định hướng, tìm kiếm, banner quảng cáo...tùy vào mục đích của chủ website mà phần header sẽ được thiết kế theo sở thích, phong cách khác nhau.
  8. Thuật ngữ INTERNAL LINK

    Internal Link dịch sang tiếng Việt nghĩa là liên kết nội bộ. Đây chính là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Hay Internal Link chính là một dạng liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng tên miền. Hay hiểu một cách khác Liên kết nội bộ chính là liên kết từ một trang đến một trang trên cùng một website.
  9. Thuật ngữ INVISIBLE TEXT

    Invisible Text chính là một đoạn văn bản ẩn mà người đọc không thể nhìn thấy được. Thông thường, người ta sử dụng chữ trùng màu với màu nền hoặc sử dụng code để ẩn đi đoạn nội dung văn bản đó. Invisible Text không tốt trong SEO nên Google phạt nặng những trang web, hay website bất kỳ nào sử dụng kỹ thuật Invisible Text.
  10. Thuật ngữ KEYWORD DENSITY

    Keyword Density chính là mật độ từ khóa, đây là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ký tự của từ khóa trên tổng số ký tự trên toàn trang webpage. 
  11. Thuật ngữ LANDING PAGE

    Landing page là một trang web chỉ tập trung vào người xem hay chủ đề, sản phẩm nào đó. Nó có vai tro như đích đến của lượng người truy cập đã sử dụng công cụ tìm kiếm. Trang đích là tâm điểm của các nỗ lực tối ưu hóa còn được gọi là trang đến entry page.
  12. Thuật ngữ META DISCRIPTION 

    Meta Description chính là thẻ mô tả hay thẻ miêu tả nội dung ý chính của một bài viết, một trang web, hoặc một website bất kỳ nào đó. Thẻ Meta là một yếu tố quan trọng của SEO và được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và được hiển thị trên SERP khi người dùng truy vấn thông qua một từ khóa nào đó.
  13. Thuật ngữ META KEYWORDS

    Meta Keywords chính là một thẻ meta của mã HTML nằm trang phần thẻ <head> của một tệp tin HTML. Thẻ Meta keywords thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết website của bạn đang tập trung hướng tới những nội dung từ khóa nào.
  14. Thẻ META TAGS

    Meta Tag chính là một thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt hay người dùng, Spiders từ các Search Engine. Thẻ Meta Tags bao gồm rất nhiều loại thẻ khác nhau nhưng phổ biến mà các SEOer, người quản trị website, nhà thiết kế web hay quan tâm đó là Meta Title, Meta Discription, Meta Keywords...
  15. Thuật ngữ META TITLE 

    Meta Title hay chính là thẻ tiêu đề của một trang web. Thẻ tiêu đề là một đoạn mô tả ngắn gọn, tổng quan làm nổi bật nội dung quan trọng của trang web, thẻ này được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm Google. Đây là một trong những yếu tố quan trong khi xếp hạng một trang web theo từ khóa nào đó.
  16. Thuật ngữ ROBOTS.TXT 

    Robots.txt là một dạng text có tác dụng thông báo cho các con bọ tìm kiếm của công cụ tìm kiếm biết nó được phép dò quét hay không hay dò quét ở đau và không được dò quét ở đâu. Việc sử dụng file Robots.txt ảnh hưởng tới khả năng dò quét của Spiders nên trước khi up lên web bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng tránh những sự cố bất ngờ xảy ra.
  17. Thuật ngữ TAG 

    Tags tương tự như Catalogy để phân loại bài viết có cùng chủ đề thông qua từ khóa chính
  18. Thuật ngữ URL 

    URL chính là viết tắt của từ Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL. Đây chính là địa chỉ của web hay liên kết mạng.
  19. Thuật ngữ XML SITEMAP

    XML Sitmap hay chính là sơ đồ website là một tập tin để thông báo cho các bọ tìm kiếm biết danh sách tất cả các trang web pages trên website của bạn. Tập tin này cũng giúp con bọ tìm kiếm đỡ tốn thời gian để thu thập thông tin trong trang web. Trên file Xml Sitemap bạn có thể điều chính điểm Priority cho từng trang để thông báo cho Spiders biết đâu là những trang quan trọng trong website.
Như vậy, 19 thuật ngữ SEO Onpage tương đương với 19 khái niệm mà mình đã giải thích và nêu rõ các ý để cho các bạn có cái nhìn bao quát nhất khi làm SEO Onpage có những thuật ngữ nào cần quan tâm. Chắc chắn một điều rằng, đối với một người mới chập chững bắt đầu tìm hiểu về SEO sẽ không hiểu hết ý nghĩa của các thuật ngữ trên nhưng cũng mang lại cho bạn đọc những gì sơ khai, cơ bản nhất. Đây là những thuật ngữ thông dụng của SEO Onpage mà các bạn nên đọc và tìm hiểu kỹ hơn giúp cho việc làm SEO của bạn gặp thuận lợi và dễ dàng. Đừng bỏ lỡ bài viết về thuật ngữ này nhé! Hãy theo dõi tiếp phần cuối thuật ngữ gồm những điều bất ngờ và thú vị gì qua bài "Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối"




Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản
Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
» Bài 3: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO
» Bài 4: Giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong SEO
» Bài 5: Tìm hiểu cơ chế xếp hạng trang web trên Google
» Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.