Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z dành cho Newbiew, những người bắt đầu trong quá trình tìm hiểu về SEO, làm SEO.
Bài viết thuộc Series Tài liệu tự học làm SEO website Marketing Online miễn phí
Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z |
Đối với những bạn Newbie, những bạn đang trong quá tìm hiểu về SEO sẽ có những thắc mắc, những câu hỏi như:
- Làm sao để nghiên cứu từ khóa hiệu quả?
- Quy trình nghiên cứu từ khóa từ A đến Z
- Nghiên cứu từ khóa cho người mới bắt đầu
- Cách nghiên cứu từ khóa chi tiết
- Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Vậy để giải quyết được bài toán "Nghiên cứu từ khóa hiệu quả trong SEO" mời bạn đọc hãy theo dõi bài Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z do mình đã tham khảo, tổng hợp kiến thức trên Internet và viết lại theo cách thức, cũng như ý hiểu của mình để dành cho những bạn chưa biết gì về SEO hay đang trong quá trình tìm hiểu về SEO để có cái nhìn tổng quan nhất. Hy vọng, các bạn sẽ đóng góp ý kiến để bài viết về quy trình nghiên cứu từ khóa thêm hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.
Quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
Đối với bất kỳ dự án làm SEO nào dù lớn hay nhỏ, dù chỉ 1 mảng hay 1 chuyên mục thì việc nghiên cứu từ khóa sẽ quyết định 70% dự án làm SEO hiệu quả. Nếu bạn không nghiên cứu từ khóa chi tiết trong 1 chiến dịch làm SEO của mình thì khả năng dự án đó sẽ thất bại rất cao. Bởi từ khóa chính là cụm từ để đưa khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng đến với bạn. Vì vậy, Quy trình nghiên cứu từ khóa trong SEO là điều vô cùng quan trọng của 1 dự án SEO. Vậy nghiên cứu từ khóa hiệu quả gồm mấy bước? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây!
Bước 1: Nghiên cứu thị trường từ khóa trong Marketing
Nghiên cứu thị trường từ khóa trong Marketing |
Đây là bước khởi đầu và cũng là bước quan trong nhất trong chiến dịch làm SEO của bạn. Khoan đã sử dụng công cụ từ khóa để phân tích mà bạn cần hiểu thị trường của bạn là gì? Hành vi của khách hàng như thế nào? Đây là bước khảo sát và giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm SEO của mình.
- Hành vi của khách hàng trên internet
- Nhu cầu của khách hàng thể hiện trên internet
- Thị trường khách hàng hoạt động
- Phân loại khách hàng
- Khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu? Vì sao họ xuất hiện ở đó và tần suất như thế nào?
- Nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của bạn là cao, trung bình hay thấp? Trong khoảng thời gian bao lâu và làm sao để đo đếm số lượng đó?
- Xu hướng tăng giảm của nhu cầu tương ứng với các mốc thời gian như thế nào?
- Khách hàng của bạn có đa dạng không, có phân cấp không và phân cấp ra sao?
- Điều gì khiến khách hàng quan tâm dẫn đến sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Như vậy, với bước nghiên cứu thị trường trong SEO sẽ giúp bạn hiểu được hành vi khách hàng là gì từ đó sẽ giúp bạn phân tích được từ khóa dễ dàng nhất.
Bước 2: Nghiên cứu hành vi khách hàng
Khi nghiên cứu thị trường xong rồi, tiếp theo bạn phải nghiên cứu hành vi khách hàng tìm kiếm là gì? Họ tìm kiếm sản phẩm của mình như thế nào? Muốn hiểu rõ bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.
Bước 3: Nghiên cứu xu hướng
Xu hướng người dùng tìm kiếm là rất quan trọng trong quy trình nghiên cứu từ khóa. Bởi mỗi thời điểm khác nhau thì xu hướng người dùng thay đổi là tất yếu. Vì thế bạn luôn luôn phải nắm bắt xu hướng trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh có gì mới? Để cập nhật và mang đến thông tin hữu ích cho người dùng. Như vậy, người làm SEO đòi hỏi phải có sự linh động, uyển chuyển theo xu thế để có những bước đột phá, cạnh tranh trong thời buổi công nghệ số hiện nay.
Bước 4: Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa
Đây là bước vô cùng quan trọng giúp bạn lên được bộ từ khóa cho dự án SEO của chính mình. Vì vậy, bước này bạn cần phải sử dụng những công cụ phân tích từ khóa để hỗ trợ tìm kiếm từ khóa mà người dùng hay search. Có được bộ từ khóa tổng thể bạn sẽ có thể xây dựng được kế hoạch SEO, lên định hướng content và triển khai dự án sau khi hoàn thành việc phân tích từ khóa.
Vậy để lên được bộ từ khóa hoàn chỉnh bạn cần phải:
Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa |
- Xác định rõ mình đang bán sản phẩm gì trên website.
- Khách hàng của bạn là ai? Họ đang ở đâu? ----> Định hướng SEO Local
- Liệt kê những từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng có thể dùng để tìm kiếm. Các từ khóa cần chọn phải thích hợp và sát nghĩa với người dùng
- Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm các từ khóa trong 30 ngày gần đây nhất
- Xác định xu hướng tìm kiếm từ khóa, xem lượng tìm kiếm tăng hay giảm trong 12 tháng qua và mức độ quan tâm của từng thành phố
- Đánh giá mức độ từ khóa
- Lựa chọn từ khóa phù hợp
Giờ thì mình sẽ đi sâu vào quá trình phân tích từ khóa để các bạn có thể hình dung cụ thể quy trình phân tích từ khóa cho dự án làm SEO của mình nhé.
a. Hỏi ý kiến người thân
Việc đầu tiên trong phân tích từ khóa để xây dựng được bộ từ khóa cho chính mình bạn nên hỏi ý kiến người thân, khách hàng, những ai đang sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty mình. Họ đã dùng những keyword nào để tìm đến bạn. Đây là những keyword sát nhất giúp sản phẩm của bạn đến gần khách hàng hơn. Có thể nói keyword từ người thân, bạn bè, khách hàng là những key nhắm đúng mục tiêu, thị hiếu và sẽ là xu hướng tìm kiếm tốt nhất. Nên bạn không nên bỏ qua bước này nhé.
b. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Sau khi hỏi ý kiến người thân, để tránh thiếu sót những từ khóa quan trọng, chủ chốt bạn cần phải sử dụng công cụ phân tích từ khóa như: keywordtool.io, Google Suggest, Google Planner
- Tìm hiểu ngay: Công cụ phân tích từ khóa phổ biến hiện nay
Trong bài viết này mình không thể chia sẻ toàn bộ kiến thức cũng như trình tự về quá trình phân tích từ khóa chi tiết. Mình sẽ viết 1 bài về phần tích từ khóa cụ thể nhất để các bạn dễ dàng hình dung và thực hành theo nhé. Giờ chúng ta cùng nghiên cứu về cách sử dụng công cụ phân tích từ khóa ngay sau đây:
- Công cụ Keywordtool.io
Đầu tiên bạn cần phải lựa chọn từ khóa chính của lĩnh vực mà mình đang làm. Mình lấy ví dụ bạn đang SEO lĩnh vực Cân Điện Tử thì từ khóa chính nhất là từ: Cân Điện Tử. Từ đây bạn phải nghiên cứu về từ khóa, và các tiền tố - hậu tố từ khóa. Các bạn phải phân tích rất kỹ lưỡng về lĩnh vực này, sử dụng công cụ Keywordtool.io để lọc ra tiền tố và hậu tố.
Lưu ý: Đây chỉ là demo nên mình chưa làm đủ chi tiết nhé!
Phân tích từ khóa bằng công cụ Keywordtool.io |
Bạn có thể mua tài khoản trả phí để có thể biết lượt tìm kiếm trong những tháng gần đây là bao nhiêu.
- Công cụ Google Suggest
Với công cụ này bạn cũng nhập từ khóa Cân Điện Tử vào ô tìm kiếm nó sẽ gợi ý giúp bạn đưa ra 1 loạt ý tưởng từ khóa và bạn hãy thu thập từ khóa bổ sung vào trong file excel của mình đang làm:
- Sử dụng công cụ Keyword Planner
Để sử dụng công cụ Keyword Planner bắt buộc bạn phải có login vào tại khoản Adword của nó. Việc này vô cùng đơn giản nếu bạn đã sở hữu tài khoản Gmail.
Lựa chọn quốc gia, múi giờ, đơn vị tiền tệ của bạn sau đó bấm nút "Tiếp tục"
Tài khoản tạo thành công. Click đăng nhập vào tài khoản Adwords
Khi đó màn hình Adwords hiện ra bạn Click chuột vào công cụ phân tích để phân tích từ khóa
Sau đó bạn hãy click chuột vào dòng chữ "Nhận lưu lượng tìm kiếm cho danh sách từ khóa hoặc nhóm chúng thành nhóm quảng cáo"
Tiếp theo bạn copy những từ khóa cần làm paste vào khung sau để lấy lượt tìm kiếm:
Một lưu ý nhỏ cho các bạn muốn Google Keyword Planner trả về kết quả chính xác từng quốc gia
cũng như ngôn ngữ tìm kiếm thì bạn nên lưu ý đến ô ”Nhắm mục tiêu”. Tại đây bạn sẽ lựa chọn
ngôn ngữ của quốc gia muốn tìm kiếm.
Google Keyword Planner sẽ hiện ra cho ta 2 thanh tab. Đó là “Ý tưởng nhóm quảng cáo”- Sử dụng công cụ Keyword Planner
và “Ý tưởng từ khóa” với các từ khóa kèm theo thống kê chi tiết về lưu lượng tìm kiếm hàng tháng.
Căn cứ vào số lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng + biều đồ thống kế số lần tìm kiếm trong 12 tháng (xu hướng tìm kiếm từ khóa) để chọn ra bộ từ khóa phù hợp.
Sau khi sử dụng 3 công cụ phân tích từ khóa trên. Bạn đã có 1 số lượng từ khóa trong file excel. Lúc đó bạn sẽ lọc từng từ khóa phân theo nhóm cụ thể rồi đó lên menu cho website chính và làm bản kế hoạch SEO cho chính mình.
Như vậy, với bài Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z mà mình đã viết ở trên, hy vọng các bạn sẽ có những hình dung cụ thể để áp dụng vào chiến dịch SEO dự án cho riêng mình. Còn về phân tích từ khóa cụ thể như thế nào? Phân loại ra sao mình sẽ viết ở bài sau nên các bạn nhớ theo dõi đừng bỏ lỡ bài viết quan trọng này nhé.
Chắc chắn, trong quá trình biên tập lại không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm mong các bạn đọc và góp ý để bài viết thêm hoàn thiện hơn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
>> Xem Giáo trình tự học SEO cơ bản toàn tập trực tuyến của Google <<
Tác giả: Chiên Nguyễn
« Bài 9: Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO |
Bài 11: Phân loại từ khóa và kiểu từ khóa trong SEO »
|
Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"
» Bài 8: Hành vi khách hàng khi tìm kiếm
» Bài 10: Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
» Bài 11: Công thức lựa chọn từ khóa đơn giản hiệu quả
» Bài 12: Cách bước đánh giá độ khó của từ khóa để làm SEO
» Bài 13: Tìm hiểu về 3 loại từ khóa trong 1 chiến dịch SEO
» Bài 14: Cách chọn lọc và tối ưu bộ từ khóa với cộng cụ SEO
» Bài 15: Hướng dẫn kỹ thuật ghép từ khóa, lồng từ khóa
» Bài 16: Hướng dẫn sử dụng công cụ check thứ hạng từ khóa
» Bài 10: Hướng dẫn quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A đến Z
» Bài 11: Công thức lựa chọn từ khóa đơn giản hiệu quả
» Bài 12: Cách bước đánh giá độ khó của từ khóa để làm SEO
» Bài 13: Tìm hiểu về 3 loại từ khóa trong 1 chiến dịch SEO
» Bài 14: Cách chọn lọc và tối ưu bộ từ khóa với cộng cụ SEO
» Bài 15: Hướng dẫn kỹ thuật ghép từ khóa, lồng từ khóa
» Bài 16: Hướng dẫn sử dụng công cụ check thứ hạng từ khóa
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: “ Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.“
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: “ Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.“