Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer

Chia sẻ tới các bạn đọc 5 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer rất hay sử dụng khi triển khai dự án làm SEO. Hãy tìm hiểu 6 công cụ SEO dưới đây là gì nhé!

Để có thể hỗ trợ SEO website tốt đối với các SEOer ngoài việc có kiến thức về SEO thì các SEOer cần phải biết sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO khi phát triển và làm dự án SEO cho mình. Bài viết này mình sẽ chia sẻ 5 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer nhưng cực kỳ hữu ích.

Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
  1. Addon SEOquake

    SeoQuake là một add-ons của Filefox hoặc là Extension của Chrome. Đây là một công cụ làm SEO mà bất cứ Seoer hoặc Webmaster nào cũng cần phải sử dụng để phân tích site của mình. Không giống các công cụ khác như Google Webmaster Tools hay Google Analytics SEOquake sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ số và đánh giá của Google trên site của mình.
  2. Addon Web Developer

    Đây là công cụ rất hay được các Seoer và các webmaster hay dùng để chỉnh sửa và xây dựng website trực tuyến. Web Developer Tools cũng là một công cụ hỗ trợ  đắc lực để kiểm tra các thông số Onpage của website như tốc độ load trang, thẻ meta, Google Analytics.
  3. Addon SEO Doctor

    SEO Doctor là công cụ dùng để nhận biết và đánh giá mức độ chuẩn SEO của 1 website, dựa trên các tiêu chuẩn mà Google đưa ra.
  4. Addon Mozbar

    Moz bar là một tiện ích được khá nhiều SEOer sử dụng để phân tích website. Dựa vào công cụ này, bạn có thể chuẩn đoán chính xác sức mạnh của 1 site, webpage thông qua các chỉ số cơ bản như PA, DA, MozRank hay Social.
  5. Addon Pranks

    Pagerank chính là một hệ thống đếm những tín nhiệm về các link liên kết của Google và quyết định xem trang nào là có nền tảng tốt nhất dựa trên những tín nhiệm đó
  6. Addon Alexa

    Alexa Traffic rank là công cụ SEO hữu ích giúp các SEOer kiểm tra thứ hạng website bao gồm thứ hạng thế giới và thứ hạng theo quốc gia. Ngoài ra công cụ này còn có tác dụng kiểm tra tốc độ website, link root domain. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố chính là người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach).
Trên đây là 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer mà mình muốn chia sẻ đến bạn đọc đang có xu hướng làm SEO và tìm hiểu về SEO. Hy vọng, 6 công cụ SEO miễn phí trên sẽ giúp các bạn phân tích, đo lường số lượng thống kê trong quá trình làm SEO của mình.



Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản
Bài 4: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 1: SEO là gì? Tại sao phải tối ưu công cụ tìm kiếm 
» Bài 2: Các thuật ngữ thông dụng nhất trong SEO 
» Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I 
» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II 
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần III 
» Bài 3: 6 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí dành cho SEOer
» Bài 4: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO 
» Bài 5: Giới thiệu các công cụ phân tích từ khóa


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 6: 9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com

Hướng dẫn cách tạo Blog cá nhân bằng WordPress.com qua 9 bước cơ bản và cách cấu hình cho Blog chuẩn SEO ngay sau khi bạn đăng ký tài khoản xong.

9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com
9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng WordPress.com
Hiên nay, WordPress.com được rất nhiều các SEOer hay sử dụng để làm các trang web vệ tinh với mục đích hỗ trợ tốt cho việc làm SEO và SEO lên TOP nhanh. Vì vậy, để tạo được những trang các nhân Blog cho riêng mình hay tạo những site vệ tinh chuyên nghiệp các bạn cần phải biết cách tạo Blog và cách cấu hình WordPress chuẩn SEO ngay sau khi đăng ký tài khoản xong. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách tạo Blog bằng WordPress chuyên nghiệp qua 9 bước cơ bản. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tạo 1 trang Blog bằng Word press.com chuyên nghiệp và phục vụ tốt khi triển khai dự án SEO cho mình.

Bước 1: Trước tiên để tạo ra 1 trang Blog trên Wordpress bạn cần đăng ký tài khoản Blog cá nhân bằng cách vào đường dẫn WordPress.com. Sau đó bạn kéo xuống tận cùng của trang lựa chọn ngôn ngữ -> Chuyển sang Tiếng anh ta được hình như sau:


Bước 2: Bạn click chuột vào Create Website hoặc Create Blog để bắt đầu tạo trang Blog cho mình như hình minh họa sau:


Bước 3: Lựa chọn giao diện bất kỳ để tạo tên miền cho Blog WordPress.com -> tạo tên miền -> chọn tên miền Free như hình sau:


Bước 4: Sau đó bạn lựa chọn vào bản Free như hình sau:


Bước 5: Tiếp đến nó hiện lên một khung điền địa chỉ email để bạn bắt đầu tạo một tài khoản trên WordPress.com như hình sau:



Bước 6: Bạn Click vào Customize Your Site như hình sau:


Kết quả ta sẽ có giao diện Blog như sau:


Kết quả giao diện Blog “Thiết kế trang web bán hàng”

Bước 7: Bạn tắt nút Close ở góc trên cùng bên trái sẽ xuất hiện một giao diện khác.
Kéo chuột xuống dưới Lựa chọn Setting (bên tay trái) -> Chuyển sang font chữ Tiếng Việt -> Save Setting ta được như hình sau:


Bước 8: Tiếp theo để vào được web admin bạn vào đường dẫn như sau:

Chọn Setting -> Để chuyển ngôn ngữ sang tiếng Việt -> Chọn Modify the interface language như hình sau:



Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt và Save lại ta được giao diện Tiếng Việt như sau:



Bước 9: Cài đặt giao diện -> Chọn giao diện -> Chọn giao diện đã cài -> Tìm giao diện Crafty ta sẽ được như hình sau:



Kết luận: Như vậy mình đã hướng dẫn cho các bạn 9 bước tạo trang Blog cá nhân bằng WordPress.com. Hy vọng qua bài viết này, các bạn biết cách tạo cho mình một trang blog cá nhân chuẩn SEO như bài học này. Chúc các bạn thành công!




Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 5: Giới thiệu công cụ phân tích từ khóa
Bài 7Các bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Blogger.com »

Series các bài viết "HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CHO BLOG VỆ TINH"

» Bài 6: 9 bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Wordpress.com
» Bài 7: Các bước tạo Blog chuẩn SEO bằng Blogger.com


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Tổng hợp các mẫu Template Responsive miễn phí đẹp nhất

Dưới đây các mẫu Template Responsive miễn phí đẹp nhất 2016, thân thiện, chuẩn SEO Google dành cho nhà thiết kế web, quản trị web và các Seoer.

Tổng hợp các mẫu Template Responsive miễn phí đẹp nhất 2015
Tổng hợp các mẫu Template Responsive miễn phí đẹp nhất 2016

I. Tìm hiểu Responsive

1. Website Responsive là gì?
2. Lý do tại sao nên thiết kế web Responsive?
3. Các mã nguồn mở hay dùng cho web Responsive

II. Các Template Responsive miễn phí

Dưới đây là danh sách các Template Responsive miễn phí đẹp nhất 2016 mà tôi đã tổng hợp từ các diễn đàn và các nguồn tin cậy. Mỗi Template miễn phí đều đã được kiểm tra không có mã độc hoặc quảng cáo.

1. Template Responsive Wordpress miễn phí

Mã nguồn WordPress đang được đánh giá là mã nguồn dùng để thiết kế web tối ưu SEO nhất hiện nay. Đây là mã nguồn mở được các chuyên gia thiết kế web, Develop và Seoer dùng rất nhiều. Dưới đây là một số bài viết về những mẫu Template Responsive Wordpress miễn phí mà các bạn nên tham khảo:

Bài 1: 40+ Template Responsive Wordpress miễn phí
Bài 2: 10 mẫu Template Responsive Wordpress miễn phí cho dân seo
Bài 3: Các mẫu Template Responsive Wordpress miễn phí trường học
Bài 4: 15 mẫu Template Responsive Wordpress miễn phí bán hàng
Bài 5: Top 10 theme Responsive Wordpress đẹp nhất tháng 4
Bài 6: Template Responsive Wordpress miễn phí đẹp nhất 2016
Bài 7: Template Responsive Wordpress miễn phí thời trang
Bài 8: Các mẫu template Responsive Wordpress miễn phí nội thất
Bài 9: Top 5 Template Responsive Wordpress miễn phí du lịch
Bài 10: 7 mẫu Template Responsive Wordpress miễn phí dành cho Blog

2. Template Responsive Blog miễn phí

3. Template Responsive Joomla miễn phí

4. Template Responsive Bootstrap miễn phí

5. Template Responsive Dowload miễn phí

6. Template Responsive HTML5 miễn phí

7. Template Responsive Email miễn phí

8. Template Responsive Dowload miễn phí

9. Template Responsive CSS miễn phí


cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 7: Tổng quan về các máy tìm kiếm

Trước khi làm SEO, bạn cần phải hiểu rõ về các dạng của file và vai trò của các máy tìm kiếm dò quét, xây dựng cơ sở dữ liệu và xếp hạng.

Bài 7: Tổng quan về các máy tìm kiếm
Bài 7: Tổng quan về các máy tìm kiếm

World Wide Web là gì?

Về cơ bản, thế giới web là tập hợp các trang web và các file (thuộc rất nhiều định dạng khác nhau) được liên kết với nhau bởi hệ thống phức tạp của các liên kết hay links. H
Các file trên thế giới web này có thể thuộc những định dạng sau:
· Hình ảnh
· Videos
· File pdf
· Video Flash
· File Javascript

Với nhiều định dạng file khác nhau, nội dung trang web trở nên hấp dẫn hơn, thay vì thuần túy là văn bản. Việc này gây khó khăn cho máy tìm kiếm, đặc biệt vào thời điểm nó mới ra đời. Một phần vì kỹ thuật dò quét chưa thực sự phát triển.
Cho đến ngày nay, máy tìm kiếm vẫn gặp khó khăn với một vài định dạng file.
Là một người làm SEO, bạn cần biết những định dạng file nào mà máy tìm kiếm gặp khó khăn để không đưa những nội dung quan trọng vào các file này.

Lịch sử và vai trò của các máy tìm kiếm

Thế giới web mới ra đời trong hơn 20 năm.
Ngày đó, máy tìm kiếm vẫn chưa ra đời – các website được biết đến chỉ nhờ truyền miệng, hoặc nhờ một trang web danh bạ chứa địa chỉ của tất cả các trang web khác (web hub). Khi thế giới Internet vẫn còn nhỏ, việc này ko vấn đề gì. Nhưng khi thế giới này mở rộng mạnh mẽ vào những năm tiếp theo, một giải pháp mới là điều bắt buộc.
Trong suốt 1993/1994, những máy tìm kiếm đầu tiên đã ra đời bao gồm Excite, AltaVista và Yahoo!. Số lượng các trang web và người dùng tăng lên mạnh mẽ đến mức mà những trang web hub trở nên quá tải và không còn hiệu quả.
Năm 1996, Google ra đời. Đây là máy tìm kiếm đầu tiên nhận ra sức mạnh và vai trò của liên kết và sử dụng chúng để đánh giá độ uy tín của trang web. Đây chính là bước đột phá giúp tăng chất lượng bảng kết quả tìm kiếm.

Ba công việc chính của máy tìm kiếm: Dò quét, Xây dựng cơ sở dữ liệu và Xếp hạng

Về cơ bản

Dò quét: Là quá trình máy tìm kiếm đi tìm những nội dung mới. Họ sử dụng những phần mềm có thể tự động ghé thăm các website và lần theo liên kết trên các trang web để tìm ra những nội dung khác.
Xây dựng cơ sở dữ liệu: Các máy tìm kiếm copy nội dung của các trang web mà chúng đã ghé thăm. Dữ liệu này được lưu trữ trên rất nhiều máy tính trong các trung tâm dữ liệu (data center) ở khắp nơi trên thế giới. Điều này giúp cho việc tìm kiếm trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn giúp bạn nhận được kết quả chỉ trong 1/2s hoặc ít hơn.
Xếp hạng: Đây là công việc mà các SEO quan tâm nhất. Khi một người tìm kiếm online, các cỗ máy này cần một thuật toán để đánh giá trang web nhằm xác định trang web nào liên quan nhất, và từ đó tính ra thứ hạng của trang web đó trên bảng kết quả

Những tiến bộ gần đây của công cụ tìm kiếm

Bên cạnh đó, kết quả tìm kiếm không phân biệt theo khu vực. Bất kỳ ai trong một đất nước tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ đều nhận được một bảng kết quả như nhau.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một số thay đổi:
Mạng xã hội: Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter giúp máy tìm kiếm biết chính xác trang web nào đang được quan tâm. Máy tìm kiếm đã nhanh chóng cập nhật tín hiệu này vào thuật toán, giúp bảng kết quả trở nên chính xác hơn, cập nhật hơn.
Cá nhân hóa kết quả tìm kiếm: Tương tự, máy tìm kiếm thu thập lịch sử lướt web của người dùng. Lịch sử đó bao gồm: những cụm từ nào được họ tìm kiếm nhiều, những trang web nào họ hay ghé thăm và ở lại lâu. Từ đó, máy tìm kiếm có thể biết mức độ yêu thích của người dùng đối với các trang web. Kết quả là với cùng một cụm từ, bảng kết quả tìm kiếm của người này sẽ có khác biệt với bảng kết quả của người khác.
Ví dụ trang web vnexpress.net và 24h.com.vn. Tôi thích trang web này, bạn thích trang web khác. Chúng ta ai cũng có quan điểm của riêng mình.
Máy tìm kiếm đã tiến hóa rất nhiều trong những năm gần đây và từ đó thay đổi cách thức tìm kiếm của mọi người, đặc biệt là Google. Cỗ máy này đã trở nên thông minh hơn rất nhiều nhờ cơ chế tự học cũng như khả năng thu thập dữ liệu vượt trội giúp nó có thể cung cấp kết quả phù hợp nhất với mong muốn người dùng. Sự vượt trội này của Google thể hiện qua 2 tính năng dưới đây:
Google Suggets: Ra đời từ 8/2008. Khi bạn bắt đầu gõ, Google sẽ đề xuất từ khóa cho bạn, giúp bạn không mất nhiều thời gian mà vẫn biết được từ khóa nào phù hợp nhất cho mình.
Google Instant: Ra đời 9/2010, Google Instant thay đổi đáng kể cách tìm kiếm bằng cách ngay lập tức cung cấp kết quả dựa trên những ký tự mà người dùng gõ vào. Bạn sẽ thu được kết quả ngay khi gõ mà không cần nhấn Enter.
Là một chuyên gia SEO, bạn không chỉ cần biết những điều này, bạn còn phải nhận thức ảnh hưởng của nó đến công việc. Cụ thể, bạn cần phải biết cách tìm kiếm sẽ thay đổi như thế nào, cụm từ tìm kiếm sẽ thay đổi như thế khi những tính năng này ra đời.



« Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO
Bài 8Tìm kiếm với công cụ tìm kiếm »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 7: Tổng quan về các máy tìm kiếm
» Bài 8: Tìm kiếm với công cụ tìm kiếm
» Bài 9: Tìm kiếm nâng cao
» Bài 10: Dò quét website
» Bài 11: Indexing – Đánh chỉ mục website
» Bài 12: Thứ hạng website
» Bài 13: Kiểm tra nội dung chương I



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối

15 thuật ngữ SEO Offpage cơ bản và thông dụng nhất dành cho các bạn đã và đang bắt đầu học làm SEO nắm vững khái niệm và kiến thức căn bản của thuật ngữ SEO.


Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối
Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn các thuật ngữ SEO còn lại trong bài cuối cùng của thuật ngữ  SEO Offpage. Đây  là bài học thuật ngữ SEO cũng khá quan trọng mà các bạn cần phải hiểu rõ về nó. Những thuật ngữ này cũng khá đơn giản và không quá khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu và đọc kỹ về chúng. Nắm chắc được các thuật ngữ cơ bản trong SEO nghĩa là bạn đang tích lũy vốn kiến thức về SEO đồng thời bạn đã bắt đầu khởi xướng thành công của quá trình học làm SEO cơ bản nhất. Giờ hãy tìm hiểu xem trong SEO Offpage gồm những thuật ngữ gì? Và cách sử dụng chúng như thế nào tốt nhất cho việc làm SEO.
  1. Thuật ngữ ANCHOR TEXT

    Anchor text có tên gọi khác là link label, link text, link title. Đây là những kí tự có thể nhìn thấy và những từ này là siêu liên kết (hyperlink) thể hiện khi liên kết tới các văn bản khác hoặc các vị trí khác nhau trên website.  Hay nói cách khác, Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link và được mọi người sử dụng để link tới site của bạn. Hoặc hiểu đơn giản, anchor text chính là đoạn text link cụ thể mà người dùng nhấp vào. Anchor Text còn có tác dụng thông báo cho bọ tìm kiếm biết nội dung của địa chỉ được liên kết là gì, vì thế khi đi Backlink ta cần chèn từ khóa vào Anchor Text và nên đa dạng từ khóa.
  2. Thuật ngữ BACKLINK

    Backlink chính là những liên kết từ các trang web khác trỏ về trang web của bạn hay còn gọi là Inbound Link
  3. Thuật ngữ DISAVOW LINK

    Disavow Link là một trong những công cụ của Google Webmaster Tool nó có tác dụng chối bỏ các liên kết xấu trỏ tới trang web của bạn. Nếu bạn phát hiện ra những liên kết xấu do đối thủ chơi xấu hay các liên kết không tốt từ những trang chất lượng kém, không uy tín hoặc không liên quan đến chủ đề mà bạn muốn loại bỏ những liên kết xấu đi hãy dùng Disavow Link.
  4. Thuật ngữ DOFOLLOW

    Dofollow là một dạng liên kết được tính bằng Backlink đến website của bạn. Đây là một yếu tố để tăng PageRank cho website. Nếu website của bạn có nhiều link Dofollow chất lượng thì rất tốt cho SEO vì website được thụ hưởng sức mạnh của các site khác. Tuy nhiên, tỷ lệ Dofollow quá nhiều cũng không tốt cho SEO vì Google sẽ nghi ngờ những liên kết của bạn không tự nhiên.
  5. Thuật ngữ INBOUND LINK

    Inbound link chính là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Back Link. Nếu bạn có nhiều Inbound link trỏ về thì chắc chắn thứ hạng website của bạn trên Google sẽ được cải thiện.
  6. Thuật ngữ LINK BUILDING

    Link Building chính là quá trình xây dựng liên kết cho website của bạn, quá trình này nhằm thu hút người đọc, khách hàng truy cập vào website bằng chính những liên kết từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một quá trình quan trọng của SEO Offpage.
  7. Thuật ngữ LINK EQUITY

    Link equity hay còn gọi là mạng lưới liên kết. Nó chính là thước đo giá trị website của công cụ tìm kiếm dựa trên chất lượng và số lượng backlink dẫn đến trang web của bạn. Nếu website của bạn được nhiều website uy tín, chất lượng liên kết đến  thì Link Equity web sẽ cao và ngược lại.
  8. Thuật ngữ LINK FARM

    Link Farm là thuật ngữ dùng để chỉ một website chứa rất nhiều các liên kết dẫn đến các website khác. Các liên kết này chủ yếu là những liên kết kém chất lượng và không có giá trị cho SEO.
  9. Thuật ngữ LINK JUICE

    Link Juice là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến thứ hạng giữa các website. Google cho rằng Link juice là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của từng website.
  10. Thuật ngữ LINK ROT

    Link rot là thuật ngữ chỉ sự tăng dần theo thời gian số lượng các liên kết bị hỏng trong mạng lưới hoặc trong từng trang web riêng lẻ. Link Rot rất không tốt cho website nói chung và SEO nói riêng. Vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống liên kết nội bộ và liên kết ngoài của website để hạn chế tối đa Link Rot.
  11. Thuật ngữ LINK VALIDATOR

    Link Validator dùng để chỉ những phần mềm phân tích, kiểm tra tình trạng hoạt động của các liên kết trong một website. Khi làm SEO nếu website có nhiều liên kết hỏng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của website.
  12. Thuật ngữ LINKABILITY

    Linkability là một thuật ngữ chỉ khả năng tiếp nhận các backlink của một trang web
  13. Thuật ngữ LINKBAIT

    Linkbait là một kỹ thuật tạo Backlinks thông qua việc sáng tạo nội dung nhằm để thu hút lưu lượng truy cập và tạo Backlinks về cho trang web của bạn.
  14. Thuật ngữ NOFOLLOW LINK

    Nofollow là dạng liên kết không được tính Backlinks đến website của bạn và cũng không làm tăng Pagerank cho website. Nó trái ngược với Dofollow. Nhưng nếu Nofollow link chất lượng cũng rất tốt cho việc làm SEO.
  15. Thuật ngữ PERMALINK

    Permalink là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website nào đó.
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được những khái niệm cơ bản cũng như những thuật ngữ SEO Offpage thông dụng nhất trong quá trình làm SEO. Đây sẽ là những kiến thức cơ bản giúp bạn có thêm kiến thức, hỗ trợ khi tìm hiểu về SEO.


Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối



Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản
Bài 3Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
» Bài 3: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO
» Bài 4: Giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong SEO
» Bài 5: Tìm hiểu cơ chế xếp hạng trang web trên Google
» Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II

19 thuật ngữ cơ bản thông dụng nhất trong SEO Onpage sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa căn bản của từng thuật ngữ khi bắt đầu làm SEO Onpage.


Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II

Nếu như ở bài trước, mình đã Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản thì sang tiếp bài hôm nay, mình sẽ mang đến cho các bạn thêm 19 thuật ngữ nữa để bổ sung vào kho kiến thức các thuật ngữ thông dụng nhất trong SEO mà các bạn đang bắt đầu tìm hiểu. Đây chính là nhóm thuật ngữ SEO Onpage mà mình đã chọn lọc và tìm hiểu để mang đến cho bạn đọc những khái niệm, những thuật ngữ cơ bản, thông dụng nhất mà đối với người bắt đầu học làm SEO Onpage. Cùng tìm hiểu xem các thuật ngữ SEO Onpage gồm những gì và cần lưu ý những gì?
  1. Thuật ngữ 301 REDIRECT 

    301 Redirect là một trong những phương pháp chuyển tiếp thông báo với các trình duyệt và công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoặc đã chuyển đến một URL mới. Đồng thời khi người truy cập vào địa chỉ website cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang một địa chỉ URL mới. Đây chính là phương pháp xử lý lỗi trùng lặp nội dung mà các SEOer cần phải nắm rõ.
  2. Thuật ngữ 404 ERROR

    04 Error là thuật ngữ dùng để thông báo lỗi gửi đi bởi web sever khi người dùng truy cập vào một tập tin hoặc một địa chỉ bất kỳ nào đó mà không thấy thì lỗi 404 Error xuất hiện.
  3. Thuật ngữ AJAX

    Ajax là viết tắt của từ Asynchronous JavaScript and XML, đây là một kỹ thuật lập trình cho phép các ứng dụng web tương tác với người dùng và thực hiện các thay đổi đối với một trang web bất kỳ mà không cần tải lại trang. Với Ajax, người dùng sẽ cảm nhận được rằng họ đang truy cập nhiều trang khác nhau nhưng URL của trang vẫn như cũ.
  4. Thuật ngữ CANONICAL URL

    Canonical URL là địa chỉ URL mà các Webmaster muốn thông báo đến cho Google biết rằng đây chính là trang web chính thức và duy nhất vì có nhiều trang sẽ có nội dung giống nhau. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng trong việc xử lý trùng lặp các nội dung trên website.
  5. Thuật ngữ CATEGORY

    Category chính là một chuyên mục, danh mục hay thể loại của một website. Category cũng giống như một thẻ Tags.
  6. Thuật ngữ DUPLICATE CONTENT

    Duplicate Content dịch sang Tiếng Việt nghĩa là trùng lặp nội dung (cùng một chủ đề, cùng một nội dung được lặp đi lặp lại nhiều trang web khác nhau). Sự trùng lặp nội dung của một website sẽ làm cho Google không thích vì Google sẽ đánh giá website đó chuyên đi copy nội dung của website khác.
  7. Thuật ngữ HEADER

    Header chính là phần trên cùng của website xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Thẻ header thường bao gồm các thành phần như: logo, slogan, thanh menu định hướng, tìm kiếm, banner quảng cáo...tùy vào mục đích của chủ website mà phần header sẽ được thiết kế theo sở thích, phong cách khác nhau.
  8. Thuật ngữ INTERNAL LINK

    Internal Link dịch sang tiếng Việt nghĩa là liên kết nội bộ. Đây chính là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Hay Internal Link chính là một dạng liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng tên miền. Hay hiểu một cách khác Liên kết nội bộ chính là liên kết từ một trang đến một trang trên cùng một website.
  9. Thuật ngữ INVISIBLE TEXT

    Invisible Text chính là một đoạn văn bản ẩn mà người đọc không thể nhìn thấy được. Thông thường, người ta sử dụng chữ trùng màu với màu nền hoặc sử dụng code để ẩn đi đoạn nội dung văn bản đó. Invisible Text không tốt trong SEO nên Google phạt nặng những trang web, hay website bất kỳ nào sử dụng kỹ thuật Invisible Text.
  10. Thuật ngữ KEYWORD DENSITY

    Keyword Density chính là mật độ từ khóa, đây là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ký tự của từ khóa trên tổng số ký tự trên toàn trang webpage. 
  11. Thuật ngữ LANDING PAGE

    Landing page là một trang web chỉ tập trung vào người xem hay chủ đề, sản phẩm nào đó. Nó có vai tro như đích đến của lượng người truy cập đã sử dụng công cụ tìm kiếm. Trang đích là tâm điểm của các nỗ lực tối ưu hóa còn được gọi là trang đến entry page.
  12. Thuật ngữ META DISCRIPTION 

    Meta Description chính là thẻ mô tả hay thẻ miêu tả nội dung ý chính của một bài viết, một trang web, hoặc một website bất kỳ nào đó. Thẻ Meta là một yếu tố quan trọng của SEO và được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và được hiển thị trên SERP khi người dùng truy vấn thông qua một từ khóa nào đó.
  13. Thuật ngữ META KEYWORDS

    Meta Keywords chính là một thẻ meta của mã HTML nằm trang phần thẻ <head> của một tệp tin HTML. Thẻ Meta keywords thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết website của bạn đang tập trung hướng tới những nội dung từ khóa nào.
  14. Thẻ META TAGS

    Meta Tag chính là một thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt hay người dùng, Spiders từ các Search Engine. Thẻ Meta Tags bao gồm rất nhiều loại thẻ khác nhau nhưng phổ biến mà các SEOer, người quản trị website, nhà thiết kế web hay quan tâm đó là Meta Title, Meta Discription, Meta Keywords...
  15. Thuật ngữ META TITLE 

    Meta Title hay chính là thẻ tiêu đề của một trang web. Thẻ tiêu đề là một đoạn mô tả ngắn gọn, tổng quan làm nổi bật nội dung quan trọng của trang web, thẻ này được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm Google. Đây là một trong những yếu tố quan trong khi xếp hạng một trang web theo từ khóa nào đó.
  16. Thuật ngữ ROBOTS.TXT 

    Robots.txt là một dạng text có tác dụng thông báo cho các con bọ tìm kiếm của công cụ tìm kiếm biết nó được phép dò quét hay không hay dò quét ở đau và không được dò quét ở đâu. Việc sử dụng file Robots.txt ảnh hưởng tới khả năng dò quét của Spiders nên trước khi up lên web bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng tránh những sự cố bất ngờ xảy ra.
  17. Thuật ngữ TAG 

    Tags tương tự như Catalogy để phân loại bài viết có cùng chủ đề thông qua từ khóa chính
  18. Thuật ngữ URL 

    URL chính là viết tắt của từ Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL. Đây chính là địa chỉ của web hay liên kết mạng.
  19. Thuật ngữ XML SITEMAP

    XML Sitmap hay chính là sơ đồ website là một tập tin để thông báo cho các bọ tìm kiếm biết danh sách tất cả các trang web pages trên website của bạn. Tập tin này cũng giúp con bọ tìm kiếm đỡ tốn thời gian để thu thập thông tin trong trang web. Trên file Xml Sitemap bạn có thể điều chính điểm Priority cho từng trang để thông báo cho Spiders biết đâu là những trang quan trọng trong website.
Như vậy, 19 thuật ngữ SEO Onpage tương đương với 19 khái niệm mà mình đã giải thích và nêu rõ các ý để cho các bạn có cái nhìn bao quát nhất khi làm SEO Onpage có những thuật ngữ nào cần quan tâm. Chắc chắn một điều rằng, đối với một người mới chập chững bắt đầu tìm hiểu về SEO sẽ không hiểu hết ý nghĩa của các thuật ngữ trên nhưng cũng mang lại cho bạn đọc những gì sơ khai, cơ bản nhất. Đây là những thuật ngữ thông dụng của SEO Onpage mà các bạn nên đọc và tìm hiểu kỹ hơn giúp cho việc làm SEO của bạn gặp thuận lợi và dễ dàng. Đừng bỏ lỡ bài viết về thuật ngữ này nhé! Hãy theo dõi tiếp phần cuối thuật ngữ gồm những điều bất ngờ và thú vị gì qua bài "Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage cơ bản - Phần cuối"




Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản
Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Offpage »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
» Bài 2.3: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
» Bài 3: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO
» Bài 4: Giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong SEO
» Bài 5: Tìm hiểu cơ chế xếp hạng trang web trên Google
» Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO



cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.

Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I

Bạn đã biết thuật ngữ trong SEO là gì không? Nếu chưa biết những thuật ngữ cơ bản trong SEO hãy theo dõi bài viết này sẽ cung cấp bao nhiêu thuật ngữ cơ bản nhất khi bắt đầu học SEO.


Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
Bài 2.1: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO cơ bản - Phần I
Ai trong chúng ta cũng thế, khi bắt đầu tìm hiểu về các tài liệu hướng dẫn học SEO, thuật ngữ thông dụng nhất trong SEO đều cần phải tìm hiểu rõ khái niệm cũng như tác dụng của nó trong SEO là gì? Khi nắm chắc được khái niệm cơ bản của những thuật ngữ trong SEO thì chắc chắn một điều rằng việc làm SEO của bạn sẽ trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bài viết này mình xin chia sẻ và giới thiệu cho các bạn đọc hiểu rõ và các khái niệm cơ bản nhất của các thuật ngữ SEO. Đây là những thuật ngữ thông dụng và rất hay sử dụng và nhắc đến nhiều trong quá trình làm SEO. Nếu bạn không hiểu rõ về các thuật ngữ này, chắc chắn việc tiếp cận SEO rất khó so với việc bạn không dành thời gian tìm hiều cách thức hoạt động của các thuật ngữ SEO này. Vì vậy, trước khi trở thành một SEOer chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu ngay kiến thức, khái niệm cơ bản nhất của thuật ngữ SEO nhé!

I. Thuật ngữ SEO theo bạn hiểu như thế nào?

Rất khó để đưa ra được định nghĩa chính xác cho thuật ngữ SEO là gì? Nhưng trước tiên để hiểu rõ về thuật ngữ SEO mình muốn nói qua khái niệm về SEO là gì? SEO tên tiếng anh là Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hóa máy tìm kiếm. SEO sẽ nâng cao được thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn từ khóa qua Google. Vậy theo các bạn từ "SEO" có được coi là một thuật ngữ không? Mình trả lời luôn cho các bạn SEO chính là một thuật ngữ rất thông dụng mà bất kỳ ai làm SEO cũng cần phải hiểu rõ về nó. Nhưng để hiểu rõ được thuật ngữ này có tác dụng là gì, bạn sẽ phải hiểu được khái niệm cơ bản, ý nghĩa của thuật ngữ SEO đó. Đây là một ví dụ minh họa để bạn biết được thuật ngữ cơ bản trong SEO là như thế nào? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn các thuật ngữ thông dụng hay sử dụng nhất trong SEO. Hãy theo dõi tiếp trong bài này nhé xem thuật ngữ SEO được phân loại như thế nào?

II. Phân loại thuật ngữ trong SEO

A. Thuật ngữ SEO cơ bản

  1. Thuật ngữ ALGORITHM

    Algorithm là một thuật toán được sử dụng để tính toán, xử lý dữ liệu và nhiều công việc khác. Đối với các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing...đều có một bộ thuật toán riêng để thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng các trang web theo từ khóa thông qua truy vấn của người dùng.
  2. Thuật ngữ ALT

    ALT là tên viết tắt của từ Alternative Text dịch sang tiếng Việt nghĩa là tiêu đề mô tả của một hình trên trên trang web hay một bài viết có chứa hình ảnh đó. Thông qua thẻ Atl này, các bộ máy tìm kiếm sẽ không thể đọc và hiểu được hình ảnh mà chúng đọc được hình ảnh đó thông qua thẻ tiêu đề của ảnh ALT.
  3. Thuật ngữ ARTICLE/POST

    Article là một thuật ngữ có tên gọi là một bài viết trên blog hoặc trên trang web. Aricle tương tự như một Post trong Blogger hay Wordpress. Như bài viết "Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO thông dụng nhất" chính là một Article.
  4. Thuật ngữ AUTHOR

    Author hiểu đơn giản đó chính là người tác giả, người biên tập nội dung cho một bài viết của một trang web hay một trang Blog. Nếu bạn thường xuyên đọc báo, bạn sẽ để ý cuối mỗi bài viết sẽ đề tên tác giả đã viết bài báo đó. Tác giả bài viết đó chính là một Author.
  5. Thuật ngữ AUTHORITY PAGE

    Authority page là một trang web được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao về mức độ tin cậy giữa các trang web cùng chủ đề với nhau nhưng được đánh giá qua một tiêu chí quan trọng khác đó là Inbound Link (Liên kết ngoài).
  6. Thuật ngữ AUTHORITY DOMAIN

    Authority domain là một trong những thuật ngữ cơ bản nhất trong SEO. Cũng giống như thuật ngữ Authority page, Authority Domain được đánh giá độ tin cậy qua bộ máy tìm kiếm nhưng khác Authority page ở chỗ đó là Authority Domain được bộ máy tìm kiếm đánh giá toàn bộ website, tên miền chứ không phải là một trang web page riêng lẻ.
  7. Thuật ngữ BLACK HAT

    Thuật ngữ Black Hat hay còn gọi là SEO mũ đen. Đây được coi là phương pháp kỹ thuật SEO không chính thống nhằm qua mắt các công cụ tìm kiếm để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Hình thức SEO mũ đen dễ dàng lên TOP nhanh những cũng dễ dàng xuống TOP và bị Google phạt rất nặng khi sử dụng phương pháp SEO đen này.
  8. Thuật ngữ WHITE HAT

    White Hat là hình thức SEO mũ trắng. Đây là một phương pháp SEO hoàn toàn đối lập với phương pháp SEO đen. Với các SEOer chân chính họ hay sử dụng phương pháp SEO mũ trắng để làm. SEO theo hình thức này website của bạn tuy lên TOP lâu nhưng lại vững chắc đúng với câu "chậm mà chắc" phải không.
  9. Thuật ngữ BOUNCE

    Bounce đây là một thuật ngữ dùng để đo lường và phân tích website. Nhờ chỉ số Bounce bạn có thể biết được số lượng khách truy cập vào website của bạn và rời đi trong bao lâu. Tỷ lệ Bounce càng cao thì việc đó có hại cho website và SEO (nghĩa là người dùng thoát trang web của bạn nhanh chóng).
  10. Thuật ngữ CLOACKING

    Cloaking là một kỹ thuật hiển thị nội dung cho các Robot của công cụ tìm kiếm khác với nội dung hiển thị cho khách truy cập trang web thông qua các trình duyệt chuẩn. Đây chính là kỹ thuật Blackhat đã bị Google cảnh báo và cấm sử dụng phương pháp làm SEO đen.
  11. Thuật ngữ CMS

    CMS dịch sang Tiếng Việt là hệ thống quản lý nội dung (content management system). Đây là một chương trình phần mềm cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web dễ dàng hơn như Joomla, WordPress…
  12. Thuật ngữ COOKIE

    Cookie chính là một đoạn văn bản, hay nội dung mà website đưa vào ổ đĩa cứng của người dùng khi người dùng truy cập website đó.
  13. Thuật ngữ CSS

    CSS là viết tắt của từ Cascading Style Sheets. Đây là ngôn ngữ dùng để định dạng các thuộc tính trên trang web như bố cục trang, màu sắc, font chữ...
  14. Thuật ngữ CTR

    CTR - Click Through Rate là tỷ lệ click chuột, nó được tính bằng tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong SEO thì chỉ số CTR ảnh hưởng tới thứ hạng tự nhiên của từ khóa. Nếu website của bạn hiển thị nhiều nhưng không có lượng click hoặc click ít hơn đối thủ thì trang web đó sẽ bị rớt hạng.
  15. Thuật ngữ DIRECTORY

    Directory được hiểu là thư mục web. Đơn giản nghĩa là một trang web có chứa danh sách website, blog. Các trang Directory nổi tiếng có thể được cộng đồng SEO nhắc tới thường xuyên là Dmoz, Yahoo Directory.... Trước đây nếu website của bạn được submit trên các trang này thì website sẽ được Google đánh giá rất cao. Tuy nhiên, gần đây Google đã công bố rằng các trang Directory này không ảnh hưởng tới thứ hạng SEO của website.
  16. Thuật ngữ DOMAIN

    Domain có tên gọi thông dụng khác là tên miền, đây chính là định danh của website trên Internet, là địa chỉ web chính của trang của bạn. Ví dụ: www.blogger.com
  17. Thuật ngữ FAVICON

    Favicon chính là một ảnh nhỏ, điển hình như logo hoặc biểu tượng nào đó cho trang web của bạn, nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt, các trang yêu thích hoặc bookmark.
  18. Thuật ngữ FEED

    Feed chính là một nguồn tin được sử dụng để cung cấp cho các người dùng thường xuyên đăng ký nhận thông tin, khi có bài viết mới, Feed sẽ thông báo cho người đăng ký nhận tin qua email mà người dùng đăng ký.
  19. Thuật ngữ FORUM SEEDING

    Forum Seeding là một hình thức truyền thông trên diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng các đưa các TOPIC hay comment một cách trực tiếp, gián tiếp nhằm thu hút thành viên tham gia bình luận đánh giá sản phẩm, dịch vụ.
  20. Thuật ngữ GA

    GA là tên viết tắt của Google Annalytics . Đây là một công cụ thống kê, đo lường website miễn phí mà Google cung cấp. Đây là công cụ đo lường chính xác và phổ biến nhất hiện nay. Hiện tại, Google đang bắt đầu nâng cấp Google Annalytics lên thành Universal Analytics với nhiều đặc tính tối ưu hơn.
  21. Thuật ngữ GOOGLE SANDBOX

    Google Sandbox là sự trừng phạt của Google nhằm hạn chế thứ hạng của webpage không tốt hay nói một cách khác nó là một bộ lọc của Google để chặn những website có nội dung kém chất lượng và nguồn backlick không rõ nguồn gốc hoặc các SEOer nào sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen.
  22. Thuật ngữ GOOGLE SANDBOX

    Google Sandbox là sự trừng phạt của Google nhằm hạn chế thứ hạng của webpage không tốt hay nói một cách khác nó là một bộ lọc của Google để chặn những website có nội dung kém chất lượng và nguồn backlick không rõ nguồn gốc hoặc các SEOer nào sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen.
  23. Thuật ngữ GWT

    GWT là từ viết tắt của Google Webmaster Tools. Đây là một trong những công cụ quan trọng mà các SEOer cần phải hiểu rõ và nắm rõ về nó, công cụ này có tác dụng chính là giúp người làm SEO quản trị được trang web hiệu quả và miễn phí của Google cung cấp cho các Webmaster.
  24. Thuật ngữ HTML

    HTML là tên viết tắt của HyperText Markup Language dịch sang tiếng Việt là một định dạng của văn bản. Đây là một ngôn ngữ  mà nhà thiết kế hay sử dụng để tạo nên các trang web với các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Hay HTML chính là ngôn ngữ  lập trình hiển thị của trang web.
  25. Thuật ngữ HUMMINBIRD

    Hummingbird là thuật toán của Google được công bố tháng 9 năm 2013. Thuật toán này có tên gọi khác là thuật toán chim ruồi, đây là thuật toán đánh giá rất nhanh và chính xác. Thuật toán này được kết hợp giữa những thuật toán cũ và mới thay thế cho những thuật toán đã lỗi thời.
  26. Thuật ngữ HYPERLINK

    Hyperlink chính là một siêu liên kết đồng nghĩa với từ link. Đây chính là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đến một trang web khác hoặc trong một phần của trang.
  27. Thuật ngữ INDEX

    Index là quá trình mà các công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của bạn để chúng lưu giữ, lập chỉ mục rồi xếp hạng và hiển thị chúng lên SERP. Muốn biết được website của mình được Index trên Google hay chưa bạn vào Google rồi gõ cú pháp "site:www.domain.com" (thay www.domain.com bằng tên miền của bạn).
  28. Thuật ngữ JAVASCRIPT

    Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình cho phép nhà quản trị, thiết kế web áp dụng được nhiều hiệu ứng hay thay đổi nội dung trang web của họ hiển thị cho người xem. Các công cụ tìm kiếm thường không thể đọc được nội dung của Javascript nên các chuyên gia khuyến cáo bạn trang web nên ít sử dụng thuật ngữ này để giúp website thân thiện với SEO hơn.
  29. Thuật ngữ LONG-TAIL KEYWORDS

    Long-tail keyword  nghĩa là những từ khóa dài, chi tiết, cụ thể. Trong làm SEO từ khóa dài thường có ưu thế cao hơn từ khóa ngắn và dễ dàng lên TOP nhanh hơn vì lượng cạnh tranh thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Vì từ khóa dài thường sát với nội dung tìm kiếm của người dùng, nên trong kinh doanh việc lựa chọn và SEO từ khóa dài là một lợi thế và tốt cho quá trình làm SEO.
  30. Thuật ngữ PAGERANK

    PageRank hay Ranking viết tắt là PR dịch sang tiếng Việt là thứ hạng của trang web. Đây là một hệ thống đánh giá các liên kết trang web của Google có giá trị từ 0-10. Nếu một trang web nhậ được nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng của trang càng tăng và có giá trị cao hơn.
  31. Thuật ngữ RANKING FACTOR

    Ranking Factor là một trong những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp thứ hạng một trang web theo từ khóa. Google sẽ thông báo rằng họ có 200 yếu tố Ranking nhưng họ không thông báo rõ những yếu tố nào cụ thể vì Google muốn cho kết quả tìm kiếm xuất hiện phải tự nhiên nhất.
  32. Thuật ngữ RSS 

    RSS là viết tắt của từ Really Simple Syndication, đây chính là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng cho nhiều website tin tức và weblog.
  33. Thuật ngữ SEO

    SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization dịch sang tiếng Việt nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. SEO website nghĩa là giúp trang web xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google thông qua từ khóa mà người dùng truy vấn
  34. Thuật ngữ SERP

    SERP là viết tắt của từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này.
  35. Thuật ngữ SPIDER

    Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ không thể hoạt động. Spider còn được gọi là Crawler, Robots…
Dưới đây chính là 34 thuật ngữ tương ứng với 34 khái niệm cơ bản thông dụng nhất trong SEO mà mình muốn giới thiệu đến cho những bạn đang bắt đầu tìm hiểu về SEO. Đây là những thuật ngữ SEO cơ bản thường hay gặp phải khi làm SEO, nếu bạn không hiểu rõ về các thuật ngữ này thì quá trình làm SEO của bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tìm hiểu kỹ các thuật ngữ SEO cơ bản thông dụng nhất ở bài tiếp theo: "Giới thiệu thuật ngữ SEO Onpage cơ bản -  Phần II".





Tác giả: Chiên Nguyễn


« Bài 1: SEO là gì? Tầm quan trọng khi làm SEO
Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản »

Series các bài viết "KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT TRONG SEO"

» Bài 2.2: Giới thiệu các thuật ngữ trong SEO Onpage cơ bản - Phần II
» Bài 2.3: Giới thiệu thuật ngữ SEO Offpage cơ bản - Phần cuối
» Bài 3: Giới thiệu các thuật toán thường gặp trong SEO
» Bài 4: Giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong SEO
» Bài 5: Tìm hiểu cơ chế xếp hạng trang web trên Google
» Bài 6: Quy trình cơ bản trong SEO

cộng tác viên
Chiên Nguyễn
Cộng tác viên: Đào tạo SEO cầm tay chỉ việc tại Bkasoft.com
Thông điệp: Mọi sự chia sẻ không bắt đầu từ kiến thức của mình, chia sẻ kiến thức của nhân loại là cách học và phát triển kiến thức tốt nhất… Tôi đang học và chia sẻ kiến thức nhỏ bé của mình và của cộng đồng, tôi tin bạn sẽ thấy kiến thức đó rất hay.